aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

1, Mụn bọc là gì? Đặc điểm nhận biết mụn bọc?

Mụn bọc hay còn có tên gọi khác là mụn bọc mủ. Đây được xem là thể nặng của mụn trứng cá, có khả năng gây tổn thương tới cấu trúc sâu bên trong của da. Mụn bọc thường sẽ là hậu quả của quá trình viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt da. Các lỗ chân lông trên bề mặt da bị bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và tấn công gây thương tổn làn da, gây ra mụn bọc trên da. Khác với các mụn trứng cá khác, mụn bọc không mọc ở nông mà chúng nằm sâu tới tận lớp đáy của da, nên nếu không điều trị cẩn thận có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo lõm rất khó điều trị.

Mụn bọc có biểu hiện là mụn dạng viêm, sưng đỏ, chân mụn nằm sâu ở phía dưới da và nổi gồ lên phía trên bề mặt da tạo thành các sẩn hoặc các nốt. Kích thước mụn thường lớn, vùng xung quanh mụn cứng, vùng nhân mụn có thể thấy mủ trắng hoặc dịch vàng. Đi kèm với đó là cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mọc mụn cũng như tại vùng da xung quanh.  

Mụn bọc thường mọc ở các vị trí như dưới cằm, đầu mũi, hai bên cánh mũi, má. Ngoài ra các vùng khác trên cơ thể như lưng, ngực, cổ, những vùng dễ tiết dầu cũng có khả năng bị nổi mụn.

Người ta chia mụn bọc thành 3 giai đoạn tiến triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá ban đầu không được vệ sinh sạch sẽ bị các loại vi khuẩn ở môi trường bên ngoài tấn công và trở thành dạng mụn bọc. Biểu hiện là mụn bắt đầu sưng, hơi đỏ, ấn thấy cứng vùng xung quanh và có cảm giác nhức.
  • Giai đoạn 2: Khoảng 2 đến 3 ngày sau đó, mụn bắt đầu sưng to hơn và nhức nhiều hơn, đầu mụn bắt đầu xuất hiện mủ trắng. Mọi người thường hay sờ hoặc cố gắng nặn mụn ở giai đoạn này. Những việc này vừa không khoa học vừa không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cho mụn dễ bị chai tạo thành vết thâm trên mặt hoặc mụn bị vỡ và khó lành hơn.
  • Giai đoạn 3: Là khi nhân mụn đã chín, nhân mụn côi lại. Lúc này chỉ cần tác động nhẹ vào cũng có thể khiến cho mụn bị vỡ. Khi mụn vỡ sẽ cho ra các sản phẩm như mủ và máu, ở giai đoạn này nếu có điều kiện thì các bạn cần cố gắng nặn hết nhân mụn để loại bỏ mụn hoàn toàn tránh tái phát. 

2, Mụn bọc hình thành như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng các yếu tố sau đây có sự ảnh hưởng đến sự hình thành của mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng:

  • Do vi khuẩn P. Acnes ( Propionibacterium acnes): Đây là một loại vi khuẩn gram dương sống kỵ khí, thường sống trên bề mặt da. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại vùng da đó. Cơ thể sẽ phản ứng lại hiện tượng này bằng cách huy động lực lượng bạch cầu đến các ổ vi khuẩn. Kết quả của quá trình này là vô tình sẽ hình thành nên các nốt mụn bọc có mủ, gây sưng viêm và đau nhức.
  • Do bít tắc lỗ chân lông: Khi lỗ chân lông bị bít tắc do các yếu tố như khói bụi, da chết, lớp trang điểm… sẽ tạo nên môi trường kỵ khí thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây mụn phát triển.
  • Do cơ địa da tiết nhiều dầu và bã nhờn: Khi hoạt động bài tiết bã nhờn và dầu thừa tăng quá mức sẽ khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc, và dẫn đến tình trạng hình thành mụn.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, những yếu tố nguy cơ dưới đây cũng sẽ khiến cho các bạn dễ bị mọc mụn bọc và mụn trứng cá hơn như:

  • Rối loạn nội tiết: Tình trạng này hay gặp ở những người trẻ, độ tuổi vị thành niên, phụ nữ khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai và những người mới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Khi các hormon nội tiết trong cơ thể bị thay đổi sẽ khiến cho cơ thể tăng tiết bã nhờn, gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc và MỤN TRỨNG CÁ.
  • Rối loạn chức năng bài tiết: Khi các hệ bài tiết của cơ thể như gan và thận hoạt động kém, sẽ khiến cho cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố. Lâu ngày cơ thể sẽ đẩy mạnh hoạt động của hệ nội tiết, làm tăng cường chức năng bài tiết bã nhờn trên da để loại bỏ các độc tố đó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến da của các bạn bị bóng dầu, các lỗ chân lông bị bít tắc và tăng kích thước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây mụn phát triển.
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: Khi cơ thể hoạt động, lo nghĩ quá độ, sẽ dễ bị stress, rối loạn về tâm thần. Điều này sẽ gián tiếp khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng theo, trong đó có gan và thận. Việc ăn uống không khoa học cũng khiến cho cơ thể tăng nguy cơ tích tụ độc tố, hình thành gánh nặng cho gan và thận.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Việc lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những mỹ phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc nhằm che đi dấu vết của mụn trứng cá có thể mang hại nhiều hơn lợi. Chúng làm cho da của chúng ta bị bí, “không thở được”, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra khi dùng mỹ phẩm mà vệ sinh không sạch sẽ thì dễ khiến cho bề mặt da bị bẩn, tình trạng mụn khi đó sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
  • Thói quen xấu: Chúng ta thường có thói quen đưa tay lên sờ và nặn mụn trên mặt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ. Động tác này đã trực tiếp đưa vi khuẩn, bụi bẩn từ tay ta lên tiếp xúc với vùng da mặt là một vùng da nhạy cảm, khiến cho da mặt bị nhiễm bẩn, làm tăng nguy cơ hình thành mụn bọc và MỤN MỦ
  • Sử dụng corticoid kéo dài: Việc sử dụng thuốc corticoid kéo dài khiến cho da giảm sức đề kháng, tình trạng mụn nổi ngày càng nhiều hơn.

Nguồn: Bệnh viện quan hóa.

Mụn bọc được xem là một thể nặng của mụn trứng cá, vì loại mụn này gây tổn thương tới lớp hạ bì và trung bì của da, phá vỡ tổ chức mô liên kết bên trong da

Mụn bọc có nguy hiểm không?

Mụn bọc được xem là một thể nặng của mụn trứng cá, vì loại mụn này gây tổn thương tới lớp hạ bì và trung bì của da, phá vỡ tổ chức mô liên kết bên trong da. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ sau khi điều trị mụn khỏi. Ngoài ra mụn bọc còn có xu hướng đứng gần nhau, khiến cho vùng tổn thương dễ bị lan rộng, mức độ viêm nhiễm và đau nhức tăng.

Khi bị mụn bọc nếu không được điều trị và nặn mụn đúng cách, đúng thời điểm sẽ làm mụn bị viêm nhiễm nặng nề hơn, lâu khỏi hơn và dễ bị tái đi tái lại nhiều lần tại cùng một vị trí da cũ. Nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc kỹ lưỡng, thì mụn bọc có thể lan ra khắp mặt, làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng khi bị mụn bọc bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì nếu bạn vệ sinh da cẩn thận, nặn mụn đúng cách, sử dụng thuốc điều trị theo đúng phác đồ thì tình trạng mụn sẽ giảm nhanh chóng. Sau đó kết hợp với những bước chăm sóc, skincare khoa học hằng ngày thì những vết thâm sẹo cũng sẽ dần mất đi theo thời gian.

 

Điều trị theo Tây y:

Mụn bọc là tình trạng mụn bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Vì vậy khi điều trị mụn bọc cần ưu tiên sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị mụn tại chỗ. Tùy vào độ nghiêm trọng của mụn mà các bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nếu mụn mới xuất hiện ở giai đoạn đầu, chưa bị viêm nhiễm nhiều thì không cần thiết phải sử dụng các loại thuốc uống. Bạn chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ có thành phần chứa Retinol hoặc dẫn xuất của Retinoid để thúc đẩy quá trình làm nhanh tiêu cồi mụn. Trên thị trường hiện nay có các loại sản phẩm như DIFFERIN, Isotrex… Ngoài ra các bạn cũng cần kết hợp vệ sinh da mặt thật sạch sẽ, kiểm soát dầu nhờn và vi khuẩn trên bề mặt da. Lúc này da mặt đang nhạy cảm do dùng thuốc điều trị nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng phù hợp, hiệu quả. 
  • Mụn chuyển sang giai đoạn bị viêm và có mủ: Lúc này thì các bạn cần phải cân nhắc lựa chọn thêm kháng sinh để phòng bội nhiễm và khống chế các loại vi khuẩn phát triển gây viêm. P.acnes là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí nên các bạn có thể ưu tiên lựa chọn dùng các loại thuốc kháng sinh nhóm Cyclin, Linosamid.  Đây là những loại kháng sinh thường được sử dụng trên da và có thể dùng kéo dài đến 3 tháng nếu là thuốc dạng bôi. Sau 8 tuần sử dụng kháng sinh, các bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá lại tình trạng của mụn để cân nhắc cho các bạn dùng tiếp hay đổi sang dùng loại thuốc khác. 
  • Đối với trường hợp mụn bọc nặng có mủ, kích thước lớn, số lượng nhiều: Lúc này tình trạng mụn đã nghiêm trọng, chỉ sử dụng thuốc bôi Retinoid và kháng sinh tại chỗ sẽ không đủ để khống chế vi khuẩn và giảm tình trạng mụn. Với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho các bạn sử dụng các loại thuốc uống thuộc nhóm Retinoid như Isotretinoin (BIỆT DƯỢC ACNOTIN). Đây là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng giúp giảm tiết nhờn, góp phần làm tiêu nhân mụn, giảm tình trạng viêm nhiễm và diệt khuẩn tối đa. Đa số các trường hợp khi sử dụng thuốc này thời gian đầu sẽ có tác dụng phụ là khô môi, khô da, vì vậy các bạn cũng cần kết hợp thêm một số loại sản phẩm giúp dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da. ISOTRETINOIN mang lại hiệu quả điều trị mụn rất cao, nhưng thuốc có tác dụng không mong muốn là làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ cần chú ý dừng thuốc 6 tháng trước khi có ý định mang thai.

Nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng kháng sinh uống toàn thân từ 5 đến 7 ngày.

Nếu nguyên nhân gây ra mụn là do rối loạn nội tiết tố, thì bác sĩ có thể chỉ định cho các bạn sử dụng thuốc tránh thai nhằm giúp cân bằng lại nồng độ các loại nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm tình trạng mụn.

Khi điều trị mụn bọc hay mụn trứng cá bằng thuốc các bạn cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, uống đúng liều, đúng thuốc, không tự ý bỏ hay thêm thuốc khác, đặc biệt là kháng sinh uống. Việc này có thể sẽ khiến tình trạng mụn trở nên phức tạp và giảm hiệu quả điều trị của thuốc. 

Sau thời gian sử dụng thuốc, khi mụn đã côi nhân, thì các bạn có thể đến các spa hoặc phòng khám da liễu để nhân viên giúp bạn lấy hết nhân mụn. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ đi các cồi mụn và giúp da nhanh lành hơn.

Ngoài những thuốc điều trị đặc hiệu theo phác đồ như trên thì cũng cần kết hợp thêm các sản phẩm chăm sóc da hỗ trợ khác như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm,kem phục hồi,trị thâm… Khi muốn sử dụng thêm các sản phẩm này thì các bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp, và sử dụng sản phẩm đúng thời điểm.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quan hoá.

Để giúp cho việc điều trị mụn nhanh đạt hiệu quả, thì ngoài sử dụng các sản phẩm đặc trị, các bạn cũng có thể áp dụng thêm một số mẹo từ các sản phẩm an toàn có nguồn gốc thiên nhiên như sau

Sử dụng mật ong trị mụn bọc:

Trong mật ong có chứa các loại vitamin A, C và các chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, làm giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, giảm sưng.

Cách dùng 1: Kết hợp mật ong với nước cốt chanh

Trộn đều 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong với 3 đến 4 giọt nước cốt chanh, sau đó đắp lên vùng da bị mụn. Sau 20 phút rửa sạch mặt với nước ấm. Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ giúp nhân mụn nhanh côi lại.

Cách 2: Kết hợp mật ong với sữa chua:

Sữa chua có khả năng làm ẩm và mềm da, trộn mật ong với sữa chua rồi đắp lên mặt trong 10 đến 15 phút. Sau đó rửa sạch mặt lại với nước ấm. Cách này không những giúp nhân mụn nhanh côi mà còn giúp làm ẩm và mềm da.

Sử dụng nha đam

Trong nha đam cũng có chứa rất nhiều loại vitamin như nhóm A, B, B12, C, Acid folic, và các chất khoáng trong đó có ZinC chromium, đây là một chất có tác dụng diệt trừ vi khuẩn, làm mát và giảm đau rất hiệu quả.

Cách dùng : 

Rửa sạch nha đam, bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần ruột và gel bên trong. Làm sạch da bằng nước ấm sau đó lấy phần gel áp lên vùng da bị mụn. Để trong vòng 10 đến 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cách dùng nha đam dưỡng da này sẽ giúp làm giảm nhanh và thúc đẩy quá trình lành sẹo. Kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần 1 lần để mang lại hiệu quả.

Trị mụn bọc bằng trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống viêm, trị nám, chống oxy hóa rất hữu hiệu, cùng với lượng vitamin B1, C,E, khoáng chất dồi dào giúp làn da được nuôi dưỡng từ bên trong, giảm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng cho da.

Cách dùng : Dùng nước trà xanh để rửa mặt hằng ngày

Đun sôi nước cùng một ít lá trà xanh, sau đó dùng nước ấy để rửa mặt hằng ngày. Ngoài ra cũng có thể tận dụng nước trà xanh để làm xịt khoáng bằng cách chiết một lượng trà xanh vào chai xịt nhỏ, làm mát trong tủ lạnh. Trà xanh sẽ giúp tăng dưỡng chất và cấp ẩm cho làn da của bạn, sau khi được làm mát sẽ giúp giảm viêm, giảm sưng mụn.

Trị mụn giảm thâm bằng tinh bột nghệ

Hàm lượng Curcumin cao trong tinh bột nghệ mang lại tác dụng giúp làm tiêu viêm, kháng khuẩn và làm mờ các vết thâm rất tốt. Mụn sau khi được điều trị có thể để lại sẹo thâm, đắp mặt nạ nghệ sẽ giúp các bạn cải thiện tình trạng thâm nhanh chóng hơn.

Cách dùng: Trộn 2 thìa bột nghệ với sữa chua không đường sau đó bôi lên da đã được làm sạch. Sau 20 phút thì rửa lại sạch mặt bằng nước mát. Duy trì tuần đắp 2 đến 3 lần để mang lại hiệu quả. Cần chú ý mặt nạ nghệ khiến da tăng bắt nắng, vì vậy bạn cần chống nắng thật tốt khi ra ngoài.

Nguồn: trung tâm y tế quảng xương.

↑このページのトップヘ