aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2017年11月

I. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc điều trị    

Nguyên tắc điều trị bệnh lichen phẳng gồm

  • Thuốc bôi ngoài da và niêm mạc
  • Điều trị toàn thân
  • Điều trị các bệnh khác kèm theo (nếu có)

b. Điều trị cụ thể

Tại chỗ

+ Bôi corticoid dạng kem, mỡ, có thể băng bịt. Khi thương tổn dày, nhiều tiêm corticoid tại chỗ.

Bôi thuốc tại chỗ

+ Axít salicylic: dạng mỡ có các nồng độ 3%, 5% và 10%, tác dụng làm tiêu sừng, bong vảy. Nên bôi mỗi ngày 2-3 lần.

+ Tacrolimus 0,1%: chỉ định đối với những trường hợp có tổn thương niêm mạc miệng, nhất là tổn thương có loét, trợt.

+ Thương tổn niêm mạc miệng: bôi gel lidocain.

+ Trường hợp chỉ có tổn thương niêm mạc: bôi các dung dịch hoặc kem có

chứa corticoid 1%, tránh các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá.

Toàn thân

+ Chống ngứa: kháng histamin thế hệ 1, thế hệ 2 (không gây ngủ).

+ Corticoid uống: 1-2mg/ kg cân nặng/ngày, uống trong đợt ngắn (sau khi loại trừ viêm gan).

Trường hợp không đáp ứng với corticoid có thể sử dụng một trong các thuốc sau:

+ Vitamin A axít

  • Acitretine 10-20mg/ngày x 8 tuần
  • Isotretinoin 0,5mg/kg/ngày
  • Cần lưu ý ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải tư vấn tránh thai vì thuốc có thể gây quái thai. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc như viêm môi, khô da tăng men gan, tăng cholesterol trong máu cần phải được theo dõi.

+ Cyclosporin

  • Chỉ định trong trường hợp lan tỏa, không đáp ứng với các trị liệu khác. Liều 1-6mg/kg trong thời gian vài tháng.
  • Lưu ý theo dõi các tác dụng phụ ở thận.
  • Liều dùng: 5mg/kg cân nặng/ngày. Thời gian dùng tùy thuộc tiến triển bệnh.

+ Griseofulvin: 1g/ngày x 2-3 tháng.

+ Heparin trọng lượng phân tử thấp: Enoxiparin 3mg/tuần, tiêm dưới da trong thời gian 12 tuần.

+ PUVA: liệu trình 3 lần/tuần.

 

  • Chống chỉ định đối với trường hợp nhạy cảm ánh nắng mặt trời, tiền sử ung thư da, phụ nữ có thai.

+ Trong những trường hợp nặng, tổn thương lan toả: có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác như azathioprin, cyclophosphamid, mycophenolat mofetil.

+ Bệnh có thể khỏi sau vài tuần nhưng thường là sau 18 tháng có khoảng 85% trường hợp khỏi. Triệu chứng ngứa giảm dần, sau đó các sẩn dẹt dần để lại các vết thâm.

Phối hợp điều trị các bệnh khác nếu có : như viêm gan.

Tiên lượng và kết quả điều trị của bệnh lichen phẳng phụ thuộc vào thể bệnh và vị trí tổn thương.

Tóm tắt các phương pháp điều trị lichen phẳng

Điều trị số 1Điều trị số 2Điều trị khác
Tổn thương da

Corticoid toàn thân

+ tại chỗ

Acitretin PUVAIsotretinoi

 

Tổn thương niêm mạc không có trợt loétKhông điều trị Bôi corticoid Bôi retinoid
Tổn    thương       niêm mạc có trợt loétBôi corticoidCiclosporin
Tổn thương móngCorticoid    toàn   thân+

tại chỗ

Acitretin
Tổn thương tócCorticoid toàn thân

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh tiến triển sau một thời gian có thể ổn định.
  • Theo một nghiên cứu có 65% người bệnh ổn định sau 1 năm tiến triển.
  • Các tổn thương ở da khi ổn định thuờng để lại các dát tăng sắc tố, ở vùng da đầu thường để lại các sẹo rụng tóc vĩnh viễn hoặc sẹo dính ở móng.

Cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản trong điều kiện không có trang bị

Cấp cứu ngừng tim phổi
  • Khai thông đường thở cho bệnh nhân:

Bệnh nhân được đặt nằm ngửa trên nền cứng, đầu và cổ ở tư thế ưỡn tối đa, mặt quay về một bên. Sở dĩ phải làm như vậy vì khi ngừng tim, các trương lực cơ mất đi khiến cho xương hàm dưới và gốc lưỡi rơi xuống chèn lấp đường thở của nạn nhân cản trở động tác hô hấp nhân tạo. Người cấp cứu dùng tay mở miệng bệnh nhân ra, dùng các ngón tay móc sạch đờm dãi và dị vật nếu như có thể lấy được. Với các dị vật ở sâu và khó lấy, không nên cố lấy dị vật vì làm mất thời gian và có thể đẩy dị vật vào sâu thêm hoặc gây tắc đường thở hoàn toàn. Có thể áp dụng nghiệm pháp Heimlich để làm bật các dị vật đường thở ra ngoài. Nghiệm pháp Heimlich được tiến hành như sau:

Người cấp cứu ôm sốc nạn nhân lên từ phía sau, một bàn tay thu lại thành nắm đặt ngay dưới mũi ức của nạn nhân, bàn tay thứ 2 đặt chống lên bàn tay thứ nhất, ôm sốc bệnh nhân lên sao cho nắm tay thúc mạnh vào thượng vị hướng về phía lồng ngực của bệnh nhân. Nếu nạn nhân quá to lớn không thể sốc lên được, đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, người cấp cứu ngồi cưỡi trên người nạn nhân, hai bàn tay đặt chống lên nhau trên vùng thượng vị của nạn nhân thúc mạnh về phía ngực. Nguyên lý của nghiệm pháp là làm tăng áp lực trong lồng ngực một cách đột ngột. Nhưng không nên làm nghiệm pháp này khi dạ dày đầy vì có thể gây trào ngược, cũng không nên làm cố nhiều lần nếu không lấy được dị vật vì sẽ làm mất thời gian. Với trẻ em, có thể cầm 2 chân dốc ngược bệnh nhân rồi dùng tay vỗ mạnh vào vùng giữa 2 xương bả vai cũng có thể làm bật được dị vật ra ngoài.

  • Thổi ngạt cho bênh nhân:

Có thể chọn kỹ thuật thổi miệng-miệng hoặc miệng -mũi. Thông thường thổi miệng-miệng có hiệu quả hơn, người cấp cứu dùng 1 bàn tay đặt lên trán bệnh nhân ấn ngửa đầu bệnh nhân ra sau đổng thời dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp mũi bệnh nhân lại, các ngón tay của bàn tay thứ 2 vừa nâng hàm dưới của bệnh nhân lên trên ra trước đổng thời mở miệng bệnh nhân ra, người cấp cứu sau khi hít sâu áp chặt miệng vào miệng nạn nhân rổi thổi hết không khí dự trữ qua miệng vào phổi của nạn nhân. Nếu nạn nhân quá to lớn, có thể áp dụng thổi miệng-mũi, người cấp cứu vừa dùng bàn tay vừa nâng xương hàm dưới của bệnh nhân lên trên ra trước vừa khép miệng bệnh nhân lại, bàn tay thứ hai đặt lên trán nạn nhân ấn ngửa đầu nạn nhân ra sau, sau khi đã hít sâu áp chặt miệng vào mũi nạn nhân rổi thổi hết không khí dự trữ qua mũi vào phổi. Tần số thổi nên từ 12- 15 lần/phút. Nếu làm đúng kỹ thuật, vói mỗi lần thổi như vây, sẽ thấy lổng ngực bênh nhân nở vổng lên. Nếu làm không đúng kỹ thuật sẽ thấy lổng ngực bênh nhân không nở theo nhịp thở đổng thòi thấy bụng bênh nhân to dần lên theo từng nhịp thổi hoặc không khí phì ra ngay trên mặt bênh nhân. Động tác thổi ngạt giúp đưa không khí cùng vói oxy vào trong phổi nạn nhân, động tác thở ra thụ động sau khi ngừng thổi không khí vào giúp không khí trong phổi thoát ra ngoài mang theo CO2.

  • Ép tim ngoài lồng ngực:

Người cấp cứu chọn vị trí thích hợp ở một bên bệnh nhân, một bàn tay đặt dọc theo chính giữa 1/2 dưới của xương ức bệnh nhân, bàn tay thứ hai đặt vuông góc lên bàn tay thứ nhất, dùng lực của hai tay, vai và thân mình ép vuông góc xuống lồng ngực của bệnh nhân sao cho xương ức lún xuống từ 4-5 cm, sau đó nhấc tay lên mà tiếp tục nhịp ép thứ hai, tần số lên khoảng 80-100 lần /phút. Với mỗi nhịp ép tim đúng kỹ thuật sẽ phải bắt được động mạch bẹn hoặc động mạch cảnh này. Phải ép như vậy thì mới có thể làm tống máu lên vòng tuần hoàn nhờ có lực ép trực tiếp lên tim kết hợp với làm thay đổi áp lực trong lồng ngực. Động tác này sẽ đưa máu từ thất phải lên trao đổi khí ở phổi, đưa máu từ thất trái lên tuần hoàn vành và tuần hoàn não, còn máu sẽ thụ động trở về nhĩ khi ngừng ép khiến tim giãn ra và áp lực trong lồng ngực giảm xuống.

Hai động tác ép tim và thổi ngạt phải được thực hiện xen kẽ với nhau một cách nhịp nhàng, có thể thổi một lần rồi ép tim 5 lần hoặc thổi 2-3 lần rồi ép tim 15 lần. Cách thứ hai tốt hơn vì tạo được áp lực tống máu cao hơn nhưng khiến người cấp cứu chóng mệt hơn.

Đó là khi việc cấp cứu đạt được mục đích cung cấp được máu và oxy đến cho tuần hoàn não, tuần hoàn vành cũng như tổ chức tế bào. Biểu hiện lâm sàng là niêm mạc môi bệnh nhân ấm và hồng trở lại, đồng tử co lại nếu thời gian thiếu oxy não chưa lâu và còn khả năng hồi phục. Càng tốt hơn nếu như có các dấu hiệu của sự sống như: thở trở lại, tim đập lại, ý thức tỉnh trở lại… Cần lưu ý là chỉ các dấu hiệu cung cấp được oxy cho tổ chức tế bào ( môi ấm hồng trở lại) mà chưa có dấu hiệu tổn thương nặng nề ở tổ chức não ( đồng tử co lại).Vì vậy cần kiên trì cấp cứu, đồng thời gọi các đội cấp cứu y tế hoặc vừa cấp cứu vừa vận chuyển bệnh nhân đến một cơ sở y tế gần nhất.

Sốc có thể gây tử vong nhanh. Sốc kéo dài có thể dẫn đến hội chứng suy đa phủ tạng. Vì vậy cần chẩn đoán sớm để điều trị sớm. Sốc cần phải được xử trí ngay và phải được vận chuyển đến một đơn vị hồi sức cấp cứu bằng ô tô có trang bị.
Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân, cơ địa, sự can thiệp sớm và có hiệu quả. Huyết áp bình thường không loại trừ sốc. Trừ sốc do tim, truyền dịch là biện pháp đầu tiên cần làm.
Thuốc và trang bị cấp cứu cần thiết: dung dịch cao phân tử, adrenalin, dobutamin, dopamin, isoprenalin, natriclorua 0,9%, natribicarbonat 1,4%.

Sốc chấn thương và điều trị

1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

1.1. Triệu chứng thần kinh:

Bệnh nhân trong tình trạng kích thích (lúc đầu), sau chuyển sang giai đoạn ức chế nhưng tri thức vẫn còn, phản xạ giảm.

1.2. Toàn thân:

Mặt tái, tím các đầu chi, trên da có những mảng thâm tím, ấn vào thì nhạt đi và chậm trở lại như cũ; nhiệt độ giảm, da lạnh, người lạnh, vã mồ hôi.

1.3. Tuần hoàn:

+ Mạch nhanh, huyết áp hạ (tối đa < 90 mmHg), kẹt và dao động, có khi không có mạch và huyết áp. Điện tim: T âm hoặc dẹt, ST âm.
+ Áp lực tĩnh mạch trung tâm:
– Âm: Sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ.
– Bình thường hay tăng.
+ Sốc do tim (suy tim cấp, ép tim) thường kèm theo: tĩnh mạch cổ nổi, phù phổi cấp.
+ Sốc có suy thận: tăng thể tích máu.

1.4. Hô hấp:

Nhịp thở nhanh dẫn tới tình trạng giảm CO2, về sau thở nhanh nông.

1.5. Tiết niệu:

Lượng nước tiểu giảm. Theo dõi lượng nước tiểu có thể cho biết tiên lượng của bệnh nhân. Bình thường lượng nước tiểu bài tiết 1 – 1,5ml trong 1 phút. Vô niệu: dưới 30ml trong 3 giờ đầu.
Nguyên nhân gây giảm niệu là do co thắt mạch máu thận, tăng tiết yếu tố chống lợi tiểu của thùy sau tuyến yên (ADH), do HA thấp vì mất máu, rối loạn chức năng ống thận do lắng đọng myoglobine trong điều kiện toan máu và những sản phẩm hủy hoại ở những tổ chức dập nát.

1.6. Sinh hóa:

Toan chuyển hóa, kali máu tăng.

2. NHỮNG XÉT NGHIỆM ĐẦU TIÊN CẦN LÀM.

2.1. Xét nghiệm có ý nghĩa tiên lượng:

Định lượng lactat máu, điên tim, Xquang tim phổi, tỷ lệ prothrombin, fibrinogen máu, tiểu cầu, HC, urê, creatinin máu, GOT, GPT, CPK.

2.2 Xét nghiệm tìm nguyên nhân:

Siêu âm tim, cấy máu, nội soi dạ dày.

2.3. Đo cung lượng tim:

bằng ống thông Swan-ganz.

↑このページのトップヘ