Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ. Bình Thường người ta hay gặp trĩ nội hoặc trĩ ngoại là các dạng đơn giản phân biệt với nhau bằng vị trí tương quan so với đường răng lược ở ống hậu môn. Người ta gọi là trĩ hỗn hợp khi bệnh nhân có bao gồm cả các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại xen kẽ với nhau.

Trĩ hỗn hợp thường sẽ vừa làm cho bệnh nhân bị các biểu hiện của trĩ nội vừa có biểu hiện của trĩ ngoại lòi ra ngoài làm cho bệnh nhân khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Việc điều trị trĩ hỗn hợp cũng phức tạp và khó khăn hơn các loại trĩ đơn khác. Người ta thường phải kết hợp giữa các phương pháp điều trị ngoại khoa và nội khoa cùng một lúc để nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh nhân trĩ hỗn hợp cũng đòi hỏi cần phải kiên trì hơn thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh này. Không thể ngày một ngày hai mà có thể khỏi bệnh ngay được.

Các nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp nói riêng cũng như bệnh trĩ nói chung có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như nguy cơ thuận lợi gây nên bệnh trĩ hỗn hợp:

  • Do tình trạng TÁO BÓN KÉO DÀI thường xuyên: Khi bị táo bón, phân sẽ bị ứ đọng lại các quai ruột vùng trực tràng làm cho áp lực trong ổ bụng tăng cao hơn bình thường. Và dưới tác động của áp lực tăng cao đó thì khi người bệnh đi đại tiện sẽ phải dùng hết sức để rặn tống cục phân ra ngoài. Khi bệnh nhân rặn như thế thường xuyên, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như các cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn, các dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo không có sức co kéo như trước. Từ đó bệnh nhân sẽ có nguy cơ sẽ hình thành các búi trĩ bên trong cũng như bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.

  • Do tính chất công việc đặc thù: Những người thường xuyên làm các công việc có tính chất phải ngồi nhiều, đứng nhiều hay thường xuyên phải mang vác vật nặng… sẽ có thể làm cho chức năng của các shunt động mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng theo. Khi đó, sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn các búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, và từ đó tạo nên các búi trĩ căng to, sưng phồng, dễ bị xây xát CHẢY MÁU KHI ĐI ĐẠI TIỆN.

  • Do chế độ ăn uống chưa hợp lý: Chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành các búi trĩ. Nhiều người có thói quen ăn uống nhiều thịt nhưng lại ít rau, bổ sung không đủ chất xơ và lười uống nước sẽ có thể gặp phải tình trạng táo bón kéo dài và sau đó gây ra nhiều hậu quả về trĩ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng và ăn uống các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng sẽ có thể khiến cho chúng ta gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay bị tiêu chảy liên tục. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ hỗn hợp ở người cao tuổi: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tuổi càng cao thì các tĩnh mạch vùng hậu môn càng có xu hướng bị tụt xuống phía dưới, hệ thống đường tiêu hóa cũng sẽ bị yếu đi. Khi đó chỉ cần một áp lực tác động đủ lớn như táo bón thì các tĩnh mạch sẽ bị tổn thương, sưng phồng và viêm nhiễm lan tỏa.

  • Do yếu tố tâm lý: tưởng như tâm lý không có ảnh hưởng gì nhưng thực chất nó lại có mối liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Những người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu sẽ có nguy cơ cao bị táo bón cũng như bị trĩ hơn những người khác.

  • Một số bệnh lý vùng sinh dục như u sinh dục, lười vệ sinh hậu môn, áp xe hậu môn,... do bẩm sinh hay mắc phải cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ cao hơn cho người bệnh.

  • BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI vì tử cung lớn dần làm tăng áp lực lên ổ bụng, chèn ép các quai ruột cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

  • Do thói quen nhịn đi đại tiện làm cho bệnh nhân bị táo bón kéo dài và từ đó dẫn tới bệnh trĩ.

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Nguồn bài viết: Sức Khỏe Đời Sống