aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2017年06月


Trước giờ vẫn hay nghe nói về Thu nhập Thụ động và tự do thời gian, tất cả khái niệm này gắn lièn với từ Nhà đầu tư. Cứ thế ngày này qua năm khác có đứa phấn đấu mong trở thành Nhà đầu tư, ngồi không hưởng lợi không cần làm gì tới tháng được chia cổ tức hay tới kì bán ra là có lãi.

Sự thật không như là mơ. KHi đi học cùng Tony Robbins mình nghe ông nói Nếu bạn bỏ tiền rồi giao ai đó làm gì làm với số tiền đó thfi bạn không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp mà chính tay broker mới là ngừoi thật sự được học và gia tăng kinh nghiệm đầu tư. Chưa bao giờ mình thấm điều này như thế. Mình là ngừoi như thế. Mấy năm nay có chút tiền quỹ đen quỹ đỏ bà nội trợ giao cho một bạn broker chứng khoán, chả biết bạn mua và bán gì chỉ là 6 tháng bạn chốt sổ rồi nhận lãi để lại vốn, có cái nhà penthouse mang tiếng kinh doanh AirBnB nhưng lại chẳng biết account giao dịch ra sao, tất cả cũng là trả phí cho một bạn quản lí account, làm marketing tất cả, cuối tháng bạn chuyển tiền vào tài khoản sau khi trừ hết chi phí. Và lòng hân hoan lắm, tưởng ta đây rất ngon đã có thể trở thành chủ đầu tư, ko cần làm cũng có hưởng.

Rồi cái thói lơ tơ mơ ấy buộc bạn phải trả giá. Tầm nhìn của ngừoi làm kinh doanh 16 năm tất cả đều tự làm nên dù sao đâu là nơi có thể sinh lãi thì nó cũng có thể đánh giá được, nhưng kiểu giao tiền và không cần biết tiền mình đi đâu về đâu sẽ khiến bạn phải trả giá đắt.

Đầu tiên có đứa học đòi đầu tư Bất động sản, nói với ông chuyên gia trong lĩnh vực bds nah em có ít tiền nhàn rỗi, anh kiếm chỗ đầu tư nha. Giao anh vài tỷ, anh nói okie và từ đó biết thế, rồi sau dự án không suôn như ban đầu tuy nhiên vẫn đượ chia lãi. Được nước làm tới, một đứa e quen làm sale BĐS chào dự án sắp ra hàng rất hot, xem vị tri trên bản đồ cũng đẹp, không nhiều cạnh tranh, design đẹp, okie chị vô tiền rồi lướt sóng khi công ty tung chính thức em ra hàng cho chị. okie chị lấy 10 căn. Bạn có gặp ai đầu tư mà không quan tâm căn mình mua là chỗ nào, góc nào, nằm ở đâu trên cái layout? Rồi dự án đó nằm đâu cũng chẳng buồn đến tận khu đất mà xem. THế đó, báo vô tiền thì vô, đến kì nộp thêm bạn nói chưa bán phải đóng tiếp mới quýnh quáng lên, Và có bvài ngừoi bạn tin tưởng cùng đầu tư cùng. Đến một ngày tiến độ ra hàng như trao đổi ban đầu đến và bạn môi giới đầy tự tin báo vẫn chưa ra được hàng,… em không bao giờ hứa chỉ cố hết sức thôi. Đau nhất là câu Chị chuyên nghiệp, chị là nhà đầu tư chị không tôn trọng đồng tiền của chị, chị không quản lí nó, chỉ chẳng cần biết gì giao hết thì có ai như chị không? Như gáo nước lạnh xối cho tỉnh. Ngày xưa ông anh là ông anh thân thiết còn đây chỉ là một bạn sale và mình đúng là đứa lơ tơ mơ, cái gì cũng ko rành, không rành về điện mà đòi sửa ống nước. Nhưng dù sao cái này có hợp đồng, có giấy tờ cũng chắc mất tiền đi đâu chỉ là học cho mình một bài học ĐỪNG BAO GIỎ KHÔNG TÔN TRỌNG ĐỒNG TIỀN , ĐẶT BIỆT ĐỪNG VIỆN CỚ CHO CÁI SỰ THAM CỦA MÌNH, CÁI SỰ LƠ TƠ MƠ CHO CÁI VIỆC TÔI TIN BẠN TÔI GIAO HẾT BẠN MÀ! Tiền của mình thì mình hãy tự tìm hiểu cặn kẽ mà đưa ra quyết định, chẳng thể tin aI.

Việc không dừng ở đó, cùng thời điểm cố thực hiện ước mơ trở thành nhà đầu tư, một năm tối đa cho hành động. tiếp tuc đầu tư cổ đông vào một doanh nghiệp dịch vụ, với mộng tưởng sẽ tạo thành chuỗi rồi bán quỹ đầu tư thu lời gấp chục lần và mình cũng không cần làm gì chỉ cần bỏ vốn vào cổ đông. Vốn làm nghề nội thát 15,16năm quản lí chưa dự án nào lỗ thế nhưng lại không kiểm soát khiến chi phí đầu tư cho phần xây dựng tăng gần gấp 2 lần với dự toán ban đầu mà không hề hay biết, cũng chỉ vì Bạn điều hành cổ đông chính có kinh nghiệm đã xây dựng 1 trung tâm trước đó rồi, bạn cũng là ngừoi lên dự toán suất đầu tư mà, mình đã nói với bạn mình đang không hứng thú điều hành, mình chỉ bỏ tiền cổ đông thôi cần thì mình tư vấn chớ mình không xen vào, mình tin bạn100%. và rồi sau hơn 10 tháng bỏ ra tiền tỷ, dich vụ khai trướng kinh doanh đúng như dự kiến, lãi đều mỗi tháng 30-35% nhưng tất cả phai dành để trả nợ. Nói không được gì, nhịn thì ấm ức nếu có nhìn lại chỉ là bản thân cứ mong ngồi không có người mang lợi cho. MỌI SỰ ĐỀU CÓ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ, HÃY XÁC ĐỊNH CÁI GIÁ BẠN MUỐN TRẢ RỒI CHO MÌNH MỘT THÁI ĐỘ HÀNH XỬ ĐÚNG ĐẮNG.

Tóm lại rút ra cho mình một kết luận :

- Không có thứ gì không làm gì cả mà vẫn có tiền, cho dù đó là đầu tư hay bất kì công việc kinh doanh nào.
- Dù bạn có bỏ ra tiền tỷ nhưng bạn không làm việc nghiêm túc không tìm hiểu cẩn thận bạn vẫn mất như chơi, nến nếu bạn có kinh doanh gì càng bỏ ít vốn càng nên cố công cố sức mà nghiêm túc học hỏi
- Hãy luôn yêu quí, trân trọng dồng tiền mà quản lí nó, biết rõ nó đi đâu về đâu tất cả đều phải do sự suy nghĩ cặn kẽ thấu đáo của mình đưa ra quyết định
- Niềm tin muốn đặt vào ai cũng được nhưng làm ăn thì hãy luôn giấy trắng mực đen
- Đầu tư nếu bạn chưa kinh nghiệm thì cũng hãy trở nên chuyên nghiệo bằng cách hỏi ngừoi kinh nghiệm, lục soạn thông tin và cuối cùng hãy đánh giá bằng con số đừng đánh giá bằng cảm tin hay câu “ chị tin em, mình tin bạn,…” tất cả chỉ thẻ hiện sự ngu xuẩn và tham lam của mình mà thôi.

Khà khà thế đấy, làm gì làm đừng làm kẻ Lơ tơ mơ bạn nhé, bạn có thể mất tiền, uy tín và cả mối quan hệ!

Link bài viết: 
LÀM GÌ THÌ LÀM ĐỪNG BAO GIỜ LÀM KẺ LƠ TƠ MƠ MONG NGỒI KHÔNG HƯỞNG LỢI

Chuyện học ở Việt Nam

Tháng rồi mình đi đăng ký học master CFVG qua sự giới thiệu của một người bạn, lên gặp cô giáo phòng đào tạo.
cô hỏi: Anh bao nhiêu tuổi ?
Tôi : Dạ 40 ạ.
Cô trố mắt nhìn tôi: anh làm nghề gì ?
Tôi: Dạ em có cty kinh doanh riêng.
Cô hỏi: vậy anh học để làm gì ? ở trường này sv trẻ lắm, còn người lớn học rất ít, lớn như anh thì chủ yếu là làm nhà nước hoặc đi làm thuê.
Té ra mình là kẻ lạc loài ở Việt Nam, thôi thì qua Singapore học cho có đồng bọn nhỉ .

Chuyện học ở Singapore

Vậy là hai vợ chồng tôi xách ba lô sang Sing tìm kiếm sự học, tôi mang ba lô phía sau vợ tôi mang "ba lô phía trước" (bx đang có bầu 6 tháng ).
Nhờ cô em gái Tracy Nguyen dẫn đi 1 vòng cơ sở của đại học quốc gia singapore mới thấy tại sao họ giàu, khuôn viên trường "chỉ có 2 km2" do đó tôi cũng chỉ đi được 1 khoa của trường là mất hết một ngày.
Sách của trường thì nhiều kinh khủng,một thư viện của 1 khoa bằng thư viện quốc gia Việt Nam, cầm cuốn sách nào lên cũng “thèm chảy nước bọt”, thư viện thì đèn đuốc sáng đêm, bên ngoài có ghế để nằm, học mệt quá thì ra ngủ một tí.
Trong lúc đi lòng vòng vô tình gặp 2 bạn sinh viên Việt Nam, một bạn đang học master và một bạn đang học Tiến sỉ
Tôi : Em học xong có về Việt Nam không ?
Bạn: Chắc em không về anh àh, vì em có offer bên này rồi, sau này em được nhập tịch Singapore luôn.
Tôi cũng chẳng buồn để hỏi thêm vì biết câu trả lời là: về Việt Nam không có đất cho em dụng võ.
Tự nhiên lòng cảm thấy buồn cho đất nước mình quá, đi ra nước ngoài, gặp rất nhiều người tài năng ước gì nếu được trọng dụng, họ quay trở về thì chắc Việt Nam mình sẽ thay đổi rất nhiều đây.
Nhưng mơ ước chỉ là ước mơ, còn ước mơ của Yên thật nhỏ bé,chỉ mong là thi đậu vào trường ĐHQG Singapore để hoàn thành ước mơ du học còn dang dỡ, ước mơ sau này khi không còn làm doanh nghiệp nữa thì sẽ làm một người thầy chia sẻ tri thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ khởi nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu có văn minh và thịnh vượng.

( Không bao giờ là muộn để học, thất bại chỉ là khi bạn dừng lại và không đi tiếp con đường mình đã chọn

Link bài viết: 
KHÔNG BAO GIỜ LÀ MUỘN


Thời gian đầu start up, tôi là 1 quản lý cực kỳ dễ tính. Cũng đưa ra nguyên tắc làm việc và quy định, quy chế. Nhưng tôi cực kỳ thông cảm cho nhân viên, thoải mái, để nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc, tôi nghĩ là sẽ hiệu quả hơn là tạo áp lực cho họ. Thái độ của tôi như vậy, với mong muốn nhân viên tự ý thức công việc mình phải làm. Nhưng hình như tôi đã sai. 

Thời gian đầu, nhân viên rất vui vẻ và tôn trọng tôi. Sau, họ bắt đầu có những thái độ khiến tôi cực sốc, họ tị nạnh công việc cả với tôi. Do tôi có nhiều cơ sở nên phải quản lý qua điện thoại nữa. Tôi chưa vào đến cửa, 2 nhân viên đang rất hùng hồn: " nó lười, nó suốt ngày buôn điện thoại, chả hiểu nó làm cái gì nữa, công việc thì đầy ra không làm, nó cho con nhà cô H học thu có 50% học phí, ngu thế ko biết ...etc. Thấy tôi vào 1 bạn nhìn thấy đã nháy người kia dừng câu chuyện, nhưng ng kia ko biết vẫn phát thanh hùng hồn lắm. Tôi bước vào và nói : 2 người đang kể chuyện về ai mà vui thế? Tôi đã phải tuyển thêm 1 bạn vào đứng lớp này với chưa đến 20 đứa trẻ, vậy các bạn tỵ nạnh công việc với ai. Tôi ko làm việc khác thì lấy đâu ra tiền để trả công cho mọi người, tôi làm hết tất cả được mọi việc thì tôi cần gì các bạn, nếu ai cảm thấy công việc này vất vả quá, không chịu được thì có thể xin nghỉ. Các bạn đừng để tôi nghe được lần thứ 2 câu chuyện tương tự như thế này, mình làm về giáo dục mà như này là không được đâu.

Và tôi rút ra 1 bài học. Trong Công việc không được làm theo phương thức tình cảm. Tôi giải quyết mọi thứ dựa trên tình cảm nhiều quá là 1 sai lầm. Và tôi đã đưa ra những quyết định, quy chế rõ ràng hơn, áp dụng thực hiện cho tất cả nhân viên. Chế độ đãi ngộ cũng có quy định, và áp đúng theo quy định chứ không dễ như trước nữa: con ốm, alo chị à, hôm nay con e ốm chị cho em nghỉ nhé. Uh e. Con ốm thế nào???? Nghĩ lại chả có ai dễ tính như mình.
Hôm nay, với chủ đề này, mời ace cùng thảo luận ạ!

Link bài viết: 
LÀM QUẢN LÝ NÊN KHÓ TÍNH HAY DỄ TÍNH?

1.
Quy luật Pareto khá phổ biến trong cuộc sống và trong giảng dạy quản trị. Đại khái 20% khách hàng sẽ tạo ra 80% lợi nhuận của doanh nghiệp. Giải quyết 20% công việc quan trọng có thể mang đến 80% thành quả công việc. 20/80 chỉ là con số tương đối, trong các thực nghiệm khác nhau cơ thể có các tỷ lệ hơi khác một chút, nhưng hàm ý là tương đồng. Kết quả thực nghiệm của mình với 1 doanh nghiệp lớn của VN cũng thể hiện 35% đại lý lớn tạo ra 91% doanh thu và 98% lợi nhuận của doanh nghiệp này, đo theo chuỗi thời gian là doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp.

[​IMG]

2.
Hàm ý của quy luật này khá rõ nên sẽ không bàn ở đây. Mình sẽ thử nhìn nó ở 1 hàm ý khác.
Trong học tập, để đạt 6-7 điểm có thể bạn chỉ cần học 1-2 ngày. Nhưng để đạt 9 hay 10 có khi phải học cả 1 học kỳ liên tục, chăm chỉ.
Làm slide để trình bày tương đối thì mất chừng 20-30 phút. Nhưng để có slide cực đẹp, nhìn là hút hồn thì có khi cả ngày cũng làm không ra.
Tương tự, để có 1 sản phẩm khá, 80/100 điểm, có thể chỉ cần những nỗ lực vừa phải. Nhưng để thêm 1% từ điểm 80 thì phải mất thêm rất nhiều nỗ lực. Thế nên những sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng, thoạt nhìn chỉ hơn những sản phẩm cùng loại 1 chút, nhưng giá cả của nó lại cao hơn rất nhiều. Vì cái phần thặng dư thoạt trông thì nhỏ đó lại rất khó để tạo ra được. Và giá cao là cái giá mà xã hội chấp nhận để trả cho những thứ vượt qua cái nỗ lực bình thường.*
Rất nhiều khi ta không thấy được hàm ý này, nên cứ ghanh tị kiểu “hổng hiểu tại sao mà nó mắc thế? Có gì khó đâu? Có gì hay đâu?” Thực ra cứ quay lại so với những sản phẩm và dịch vụ của mình thì thấy – để sản phẩm của ta cái nào cũng 100% hoàn hảo, ngày nào cũng như ngày nấy, năm nào cũng thế, dịch vụ cũng tương tự thì nỗ lực là 1,000% chứ không phải 100%.
Có lẽ chưa hiểu hết hàm ý của 80/20 cũng là một loại hạn chế. Nó có thể làm cho chúng ta dễ hài lòng. Làm một chút, được kha khá là hài lòng, ít muốn/ dám tiến đến các sản phẩm tuyệt hảo, vì đơn giản là không đủ nỗ lực và sự kiên trì. Nhưng mà cần nhớ là 80% chưa phải là tốt, vì ai cũng có thể đạt 80% dễ dàng, thì lợi thế cho 80% là rất hạn chế.

PS. Trong kinh tế học quy luật năng suất biên tiện giảm (law of diminishing return) cũng thể hiện khái niệm tương tự.

Link bài viết: 
80/20: thử nhìn góc khác?

Tôi tham gia vào Group QTvKN hơn 1 tháng. Tôi đọc ít nhất 2 bài mỗi ngày. Mọi thứ dần trở thành thói quen, tôi giảm lướt news feed hẳn nếu không nhận thông báo hoặc tag. Mỗi khi dùng facebook, tôi vào xem thông báo những bài post trong group ngày hôm nay.

Anh Lâm Minh Chánh thỉnh thoảng hay viết thông báo về việc các thành viên tham gia group nhưng không tương tác (viết bài, like, comment) quá 3 tháng sẽ bị kick-out. Tôi thấy các anh chị, các bạn cùng trang lứa và một vài bạn trẻ viết nhiều bài rất hay. Tôi nhận ra, lâu rồi mình không viết vì nhiều lý do như bạn Phuong Nguyen (Mod của group) đã chia sẻ trong bài “Chuyện viết lách”.

Tình cờ, hôm nay, khi đi làm về, tôi nhận được 2 quyển sách đầu tiên của group. Tôi quyết định viết theo cách của mình để chia sẻ về những điều tôi gặp phải trong công việc. Đây cũng là cách tôi ghi nhớ những trải nghiệm của mình để sau này không phải lặp lại trong chính công ty của mình khi phát triển lớn mạnh sau 5 đến 10 năm nữa.

Trước đây, tôi cũng là nhân viên đi làm thuê ở một công ty có tên tuổi khá lớn tại Việt Nam. Công ty tôi chuyên triển khai các dự án CNTT. Với hơn 12 năm làm thuê tại công ty, trải qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp đến cao. Công việc chính của tôi lien quan đến việc tư vấn, triển khai dự án và hỗ trợ phòng kinh doanh bán dự án. Tôi chưa từng phụ trách sales bao giờ nên tôi và những đồng nghiệp làm cùng công việc thường có những câu hỏi như:

- Tại sao công ty ký nhiều dự án, nghiệm thu & thu tiền đều đặn nhưng các đồng nghiệp làm tư vấn vẫn rời bỏ công ty? Chẳng lẽ vì thu nhập thấp hay đãi ngộ không tốt?

- Tại sao doanh thu từ các hợp đồng so với nguồn lực và chi phí thực tế vẫn tốt nhưng lợi nhuận lại thấp hoặc không thể đạt được KPI doanh số/lãi gộp?

- Tại sao bộ phận kinh doanh có rất nhiều nhân viên nhưng chỉ có vài người ở vị trí cao mới ký được hợp đồng. Những nhân viên khác thì không, mặc dù họ có nhiều năm kinh nghiệm.
- Tại sao nhiều nhân viên sales không ký được hợp đồng nhưng vẫn không bị cho nghỉ việc, cuối năm vẫn được ghi nhận có doanh số?
- ….
Tôi có quá nhiều câu hỏi nhưng mãi đến khi quyết định dừng lại để thay đổi, tôi mới có được câu trả lời cho những câu hỏi trên một cách hợp lý.

Công ty tôi khá lớn nên ở dưới có nhiều công ty con hay BU (Business Unit – Đơn vị kinh doanh) con. Mỗi BU hoạt động gần như độc lập. Người đứng đầu BU được ủy quyền khá nhiều trong các quyết định kinh doanh của BU. Vào thời điểm tôi có quá nhiều câu hỏi, các BU khác của công ty đã và đang hoạt động trong tình trạng xuống dốc nhưng BU bên tôi vẫn hoạt động tốt (luôn đạt 90% KPI trở lên trong nhiều năm trở lại đây). Khánh hàng của BU bên tôi là doanh nghiệp (công ty tư nhân hoặc cổ phần). Chúng tôi có đội ngũ tư vấn và triển khai nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết.

Trở lại câu chuyện kinh doanh tưởng tốt những lại không tốt của các BU.

Trong một lần làm việc cùng khách hàng đã ký hợp đồng. Vì chúng tôi khá thân nên khách hàng chia sẻ với tôi chuyện bị bên tôi thất hứa trong tâm trạng khá ức chế. Bên tôi đã hứa chi hoa hồng riêng cho anh sau khi ký hợp đồng nhưng bây giờ không thực hiện với đủ các lý do đưa ra. Sau đó, tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao các BU hoạt động khá tốt nhưng thực sự không phải vậy. Doanh số triển khai các dự án, chi phí lương thưởng nhân viên, chi phí hoạt động, khấu hao, …. đều rõ ràng qua từng tháng/quý/năm nhưng chỉ có chi phí chung chi khách hàng là không có. Đây là mấu chốt của vấn đề tôi luôn thắc mắc vì sao các BU hoạt động tốt nhưng thực sự không tốt.

Trong các dự án kinh doanh tại Việt Nam, chi phí cho khách hàng là điều khó tránh khỏi. Chỉ có sales hay quản lý BU là người quyết định thực hiện việc này. Quyết định chi cho ai? Chi bao nhiêu?

Và vấn đề là từ đây!

Trong hầu hết các dự án, nhân viên sales là người phụ trách bán hàng cùng với đội tư vấn hỗ trợ chuyên môn nhưng việc chi hoa hồng cho khách đều do trưởng BU hoặc trưởng phòng/nhóm sales thực hiện. Vì công ty mặc định mọi hợp đồng đều phải chi cho khách hàng nên nhân viên các cấp bậc tận dụng khai thác triệt để.

Ví dụ: phụ trách sales đàm phán mức chi hoa hồng x% với khách hàng. Sau đó, nhân viên đó sẽ về báo lại cho trưởng BU x+ %, trưởng BU báo lên công ty x++ %. Công ty có thể duyệt mức x++ hay x+ là tùy hợp đồng. Khi đó, trưởng BU có thể thông báo với phụ trách sales mức hoa hồng tối đa có thể duyệt bằng hoặc thấp hơn x+ %. Phụ trách sales sẽ kiếm đủ lý do để chi cho khách hàng khoảng hoa hồng thấp nhất có thể để gia tăng chênh lệch hoa hồng cho bản thân. Có rất nhiều tình huống xoay quanh việc chi hoa hồng cho khách hàng. Và vị khách hàng của tôi đã không được chi hoa hồng theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Cách đây khoảng 2 tuần, tôi có đọc 1 bài viết trong group về vấn đề có hay không nên chủ động chi hoa hồng cho người mua hàng. Tôi có comment tình trạng hiện nay của rất nhiều bộ phận mua hàng/người mua hàng không đồng ý nhận hoa hồng (mặc dù sếp không can thiệp) vì họ ý thức được việc mất nhiều hơn được.

Việc công ty mặc định việc chi hoa hồng cho tất cả các dự án dù khách hàng có thực sự nhận hay không sẽ là hệ lụy khủng khiếp cho công ty. Tất nhiên, chuyện đó đã xảy ra trong BU của tôi và các BU khác trong hệ thống.

- Tài chính bị lủng đoạn

- Số tiền phải bỏ ra để mua tiền (từ hợp đồng đầu vào) sẽ lớn hơn phụ thuộc vào phí mua, thuế VAT, thuế TNDN, thuế cổ tức của bên bán tiền.

- Sales và trưởng BU sẽ bán dự án với bất cứ giá nào vì chỉ cần có hợp đồng sẽ có chi, có chi sẽ có khoản chênh lệch.

- Bộ phận triển khai dự án càng làm càng thiệt vì nguồn lực nhiều nhưng doanh số thấp dẫn đến lương thấp.

- Nội bộ các bộ phận ngày càng không tin tưởng nhau, không hỗ trợ tốt trong kinh doanh.
- Nhân viên sales tốt không còn động lực làm việc vì doanh số họ kiếm được quản lý sales phân bổ cho các nhân viên sales không có doanh số.
- ….
Tôi viết bài này với mong muốn nhắc nhở bản thân mình trong việc quản trị công ty, tránh rơi vào tình trạng như công ty cũ. Tất nhiên, công ty cũ tôi sẽ ngày càng đi xuống nếu lãnh đạo công ty không có giải pháp cho việc mặc định chi hoa hồng.

Bên cạnh đó, tôi mong muốn các anh chị trong group góp ý cho tôi giải pháp xử lý tốt việc này trong việc chung chi hoa hồng cho khách hàng. Tôi tin rằng, nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ thì việc chi hoa hồng cho các dự án sẽ được mặc định cho tất cả các doanh nghiệp. Điều đó tạo thành văn hóa chung chi không lành mạnh trong kinh doanh.

Cảm ơn các anh chị đã đọc và góp ý.
Nguyễn Công Tẩn – Co-Founder & Managing Director of Citek.vn

Link bài viết: 
HỆ LỤY KHI CHUNG CHI KHÁCH HÀNG ĐƯỢC MẶC ĐỊNH

↑このページのトップヘ