Cây xạ can
Tên khoa học là: Rhizoma Belamcandae.
Thuộc họ la dơn – Iridaceae.
Đặc điểm thực vật:
Xạ can hay còn gọi là cây dẻ quạt là loại cây thảo, sống dai. Các lá mọc thẳng đứng thành 2 dãy và xếp chồng lên nhau.
Quả nang, hình trứng có chứa các hạt xanh đen hình cầu và bóng.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và được trồng làm cảnh.
Bộ phận dùng:
Thân rễ cây xạ can.
Chế biến:
Đào thân rễ đem về rửa sạch, thái miếng và phơi khô.
Thành phần hoá học:
Các isoflavonoid ở dạng tự do hoặc dạng liên kết với Glycosid; các dẫn xuất có cấu trúc triterpenoid kiểu Iridal.
Tác dụng dược lý, công dụng:
Xạ can có khả năng ức chế sự tạo thành các prostagladin E2 ở chuột thí nghiệm.
Chữa viêm họng, ho nhiều đờm, khó thở.
Cây tô mộc
Tên khoa học: Lignum Caesalpiniae.
Thuộc họ đậu – Fabaceae.
Đặc điểm thực vật:
Tô mộc hay còn gọi là cây gỗ vang là loại cây gỗ cao, thân cây có gai. Lá kép lông chim chẵn; mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới lá có lông; cánh hoa có lông.
Quả dẹt, nở về phía đỉnh, nhô ra thành mỏ, bên trong có chứa 4 hạt.
Cây mọc hoang.
Bộ phận dùng:
Gỗ lõi của cây tô mộc già, lúc gỗ đã có màu vàng đỏ.
Chế biến:
Chặt cây và cưa thành các khúc dài khoảng 20cm, sau đó chẻ nhỏ thành các thanh rộng, dày khoảng 0,5 cm. Gỗ chẻ theo chiều dọc của thớ cây.
Dược liệu không mùi, có vị hơi chát.
Bột dược liệu:
Bột tô mộc có màu da cam.
Thành phần hoá học:
Các hợp chất của neoflavonoid gồm có brazilin, 3-O- methylbrazilin, brazilein; trong đó brazilin là tinh thể màu vàng.
Các dẫn xuất của chacol.
Tác dụng, công dụng:
Cao chiết bằng methanol của gỗ tô mộc có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh, ức chế enzym xanthin oxydase.
Tác dụng tăng và kéo dài thời gian tác dụng của hoocmon tuyến thượng thận đối với ruột đã cô lập của chuột bạch hay tử cung cô lập, tác dụng co mạch đối với ếch.
Tác dụng đối kháng với các chất kích thích thần kinh trung ương, gây ngủ cho thỏ và chuột bạch.
Trong đông y, tô mộc dùng để rối loạn kinh nguyệt, ứ huyết sau sinh, đau vùng ngực.
Chú ý thuốc không dùng cho phụ nữ có thai.